Răng sữa có một vai trò khá quan trọng đối với sức khỏe răng miệng của bé, do đó việc nhổ răng sữa sớm cũng sẽ có những tác động ít nhiều đến khả năng ăn nhai và mọc răng vĩnh viễn sau này.
+ Khi răng sữa bị gãy quá sớm hoặc nhổ quá sớm sẽ làm mất định hướng của răng vĩnh viễn dẫn đến mọc lệch khỏi vị trí ban đầu đồng thời làm xương hàm không phát triển bình thường, hẹp cung hàm khiến răng vĩnh viễn bị thiếu chỗ và mọc chen chúc vào nhau hoặc mọc lệch, phá vỡ cấu trúc răng của trẻ, gây mất thẩm mỹ và dễ dẫn đến các bệnh về răng miệng.
+ Nhổ răng sớm sẽ khiến trẻ đau, chảy máu nhiều và dễ gây ám ảnh làm trẻ sợ việc khám chữa răng sau này. Ngoài ra, sẽ làm ảnh hưởng đến các yếu tố như: tính thẩm mỹ của khuôn mặt, sức ăn nhai, sự tương tác giữa hàm trên và hàm dưới.
+ Mất răng sữa quá sớm cũng có tác động đến việc phát âm (đặc biệt là răng cửa), khiến cho trẻ phát âm không được tròn tiếng và ảnh hưởng đến khả năng học ngoại ngữ sau này.
Nên Nhổ Răng Sữa Cho Trẻ Em Trong Trường Hợp Nào?
Răng sữa trẻ em bắt đầu từ 6 tháng tuổi, đến khoảng 3 tuổi bé sẽ có đủ bộ 20 chiếc răng sữa. Răng sữa sẽ dần thay thế bằng răng vĩnh viễn từ 6 – 12 tuổi. Bộ răng sữa có vai trò rất quan trọng trong giai đoạn đầu, giúp bé ăn nhai và phát âm ổn định. Bên cạnh đó, răng sữa còn làm tiền đề cho hàm răng mới mọc đều đặn và đúng vị trí.
Quá trình thay răng ở mỗi bé không giống nhau, có trường hợp thay răng quá sớm, quá trễ hay tình trạng răng chưa lung lay mà đã có mầm sau trưởng thành mọc lên, răng sữa của trẻ cũng rất dễ gặp vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh không biết có nên nhổ răng sữa cho trẻ em hay không?
Nên nhổ răng sữa cho trẻ em khi nào là tốt và an toàn nhất?
Trên thực tế, cũng giống với răng vĩnh viễn, việc bảo tồn răng sữa khi răng mới chưa mọc cũng được các bác sĩ nha khoa xem là nguyên tắc hàng đầu cần thực hiện, bởi tầm quan trọng của những chiếc răng này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau, việc nhổ răng sữa cho trẻ em vẫn nên tiến hành:
Răng sữa lung lay do các bệnh lý răng miệng hoặc tai nạn, té ngã, va đập không thể điều trị và phục hồi thì nên phải để cải thiện chức năng ăn nhai và không gây đau nhức cho trẻ.
Răng sữa bị sâu, viêm nhiễm trùng đã điều trị nhiều lần nhưng không khỏi thì bạn nên cho bé nhổ để không ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
Khi răng vĩnh viễn đã mọc trồi lên nhưng răng sữa chưa có dấu hiệu rụng thì việc tác động nhổ răng sữa cho bé là cần thiết để tránh tình trạng mọc lệch răng vĩnh viễn.
Răng sữa bị viêm cement cấp, viêm chóp răng, viêm tủy lâu ngày sẽ nhiễm khuẩn xuống vùng răng vĩnh viễn, gây tích tụ mủ dưới chân chân và xương ổ răng, nên nhổ sớm để tránh phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nhổ Răng Sữa Cho Trẻ Em Tại Nhà – Nên Hay Không Nên?
Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh vẫn còn quan niệm
nhổ răng sữa cho trẻ em không thực sự cần thiết phải đến nha khoa, vừa bất tiện lại tốn kém, trong khi răng sữa chỉ cần “bẻ là gãy”. Vì thế, họ thường hay áp dụng các phương pháp thủ công tự nhổ răng cho bé tại nhà như:
Dùng tay: Sử dụng lực của tay đẩy răng về một phía cho đến lúc chiếc răng gãy ra.
Dùng kìm: Kìm cũng là dụng cụ khá hữu ích dùng để nhổ răng sữa cho trẻ của nhiều bậc phụ huynh.
Dùng dây: Nhiều bậc phụ huynh còn nhổ răng sữa cho trẻ bằng cách buộc dây (thường là chỉ) vào thân răng và dùng lực mạnh để nhổ răng ra.
Với các biện pháp tự nhổ răng sữa tại nhà như trên dễ gây nguy hại cho trẻ, có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến việc ăn nhai và sức khỏe của trẻ em như:
Dễ gây đau nhức và khó chịu cho trẻ, trong khi ở độ tuổi này trẻ em rất sợ đau, khiến trẻ sợ hãi và tâm lí bị ảnh hưởng.
Có thể làm vết thương nhiễm trùng, sưng đau, tích tụ mủ nếu tay hoặc dụng cụ dùng để nhổ răng tại nhà không được vệ sinh sạch hay khử khuẩn an toàn.
Dễ khiến răng của trẻ bị chảy máu kéo dài không dứt, trong khi phụ huynh lại thường không biết cách cầm máu hay giải quyết các biến chứng có thể xảy ra trong lúc nhổ răng.
Nhổ răng sữa cho trẻ em tại nhà có thể khiến nướu và xương ổ răng tổn thương, có thể gây tác động đến mầm răng vĩnh viễn, khiến chiếc răng này mọc lệch, mọc chậm.